Bạch Thổ Danh Sơn: linh hồn Gốm Sứ truyền thống Đại Việt

Bạch Thổ Danh Sơn – Tìm về linh hồn Gốm Sứ truyền thống của Đại Việt

Bạch Thổ Danh Sơn: linh hồn Gốm Sứ truyền thống Đại Việt Lối vào trung tâm Làng nghề truyền thống, chợ Gốm Bát Tràng

  • Bạch Thổ Danh Sơn: Làng Gốm Bát Tràng đã thành danh và nổi tiếng khắp Thế Giới suốt nhiều năm. Nhưng ít ai biết được rằng, nguồn gốc khai nguyên ban đầu của Làng nghề danh tiếng “Bạch Thổ Danh Sơn” có từ cố đô hào hùng một thời. Bằng tất cả nhiệt huyết, lòng yêu nước, yêu nét đẹp của Gốm , Làng Bát Tràng ngày nay đã được hình thành với tên gọi đầu tiên: Bạch Thổ Phường.

Bạch Thổ Danh Sơn: linh hồn Gốm Sứ truyền thống Đại ViệtDanh hiệu Vinh Danh Làng Nghề Gốm Sứ Bát Tràng được trưng bày tại Đình Làng

  • Để các bạn hiểu rõ hơn về toàn bộ quá trình chuyển dịch và hình thành không gian Gốm Sứ ngày nay, Gốm Bát Tràng Mall xin mời bạn cùng ngược dòng lịch sử của nước Việt xưa với những nét văn hóa đậm hồn dân tộc. Để tìm hiểu Làng Bát Tràng của chúng ta hôm nay đã “hình thành” và “lớn lên” như thế nào:

1. Nguồn gốc khai nguyên của Bạch Thổ Danh Sơn xưa – Làng Gốm Bát Tràng nay.

Nhắc đến Bát Tràng, chúng ta đều biết ngay đó là Làng nghề Gốm Sứ nổi danh nhất cả nước. Tuy nhiên, làng nghề ấy có khởi đầu và phát triển như thế nào thì ít người hiểu rõ.

a. Bối cảnh lịch sử của đất nước ở thời điểm lập làng nghề Bát Tràng

  • Đại Việt sử ký toàn thư và bộ Dư Địa chí của đại thi hào Nguyễn Trãi đều dành nhiều dòng viết về Làng cổ Bát Tràng. Theo đó, có thể xác định Làng nghề này được hình thành trong thời nhà Lý trị vì đất nước.

Bạch Thổ Danh Sơn: linh hồn Gốm Sứ truyền thống Đại ViệtGiao lưu buôn bán Gốm Sứ ngay tại sân Đình Làng

 

  • Khi vua Lý Thái Tổ dời đô, những nghệ nhân nổi tiếng của Ninh Bình cũng quyết định di cư về Đại La lập nghiệp. Đây được xem là bước đi đúng đắn để lưu giữ, phát huy những tinh hoa của các ngành nghề truyền thống. Chính nhờ điều đó, chúng ta mới có được Làng nghề Bát Tràng danh tiếng như hiện nay.

b. Những đặc điểm tự nhiên của vùng đất Bát Tràng

  • Xã Bát Tràng là tên gọi của Làng Bát Tràng từ trước năm 1945. Xã được gộp lại từ hai Làng là Bát Tràng và Giang Cao. Cùng thời điểm kinh đô của Đại Việt dời về Đại La, Làng Bát Tràng cũng được thành lập bởi những nghệ nhân nổi danh trong nghề Gốm di cư từ Ninh Bình đến.
  • Theo như các tài liệu lịch sử còn sót lại, Bát Tràng được lựa chọn làm đất dựng nghiệp bởi những ưu điểm về địa thế. Từ đây, sản phẩm  của làng nghề có thể nhanh chóng cung ứng cho kinh đô Thăng Long nhộn nhịp của thời điểm ấy.

Bạch Thổ Danh Sơn: linh hồn Gốm Sứ truyền thống Đại ViệtKhu vực Xã Bát Tràng ngày nay

  • Khi đó, Làng Bát Tràng nằm ngay bên bờ sông Hồng. Nằm ở vị trí đắc địa với con đường chạy thẳng vào kinh đô sầm uất, Bát Tràng sở hữu địa thế thuận lợi cho việc kinh doanh, buôn bán và phát triển Làng nghề. Đặc biệt, nơi đây cũng tận dụng được hệ thống giao thông đường thủy của sông Hồng.
  • Lý do quan trọng nhất khiến các Nghệ Nhân lựa chọn Bát Tràng làm nơi dừng chân đó là bởi nơi đây có mỏ đất sét trắng. Đây là nguyên liệu tốt nhất để sản xuất ra những món đồ Gốm chất lượng cao.

Bạch Thổ Danh Sơn: linh hồn Gốm Sứ truyền thống Đại Việt

  • Dễ thấy rằng, vùng đất Bát Tràng hội tụ đủ những yếu tố để làm nơi dụng võ cho những Nghệ Nhân Gốm Sứ. Đến bây giờ, dân gian vẫn còn truyền lại đôi câu đối nổi tiếng:

Bạch lĩnh chân truyền nên tác bảo

Hồng lô đào chú thổ thành kim

Nghĩa là:

Núi đất trắng truyền nghề bùn thành vật quý

Lò rực hồng hun nặn, đất hóa nên vàng

c. Gốc tích người dân Bát Tràng hiện nay

  • Trước đây, Làng Bồ Bát thuộc huyện Yên Mô, phủ Trường Yên (huyện Yên Mô, Ninh Bình ngày nay) vốn đã có nghề làm Gốm. Trong những năm thuộc thế kỷ thứ IX, thứ X, Bồ Bát nổi tiếng bởi loại gạch nung chuyên dùng để xây thành. Những viên gạch bền chắc ấy được đặt tên là “Đại Việt quốc quân thành chuyên”.
  • Những sản phẩm Gốm được tạo hình đầu Rồng, linh thú tinh xảo ở thời kỳ đó cũng bắt nguồn từ Làng Bồ Bát. Chúng góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng nền văn hóa, mỹ thuật đặc sắc của Việt Nam.
  • Ở thời điểm đó, bát đĩa và vật dụng trang trí của Làng Bồ Bát được đem tiến Vua, triều đình hàng năm. Nên nơi đây còn được dân gian gọi là Làng Bát Cống. Theo lịch sử ghi lại, Làng nghề Bồ Bát có 5 dòng họ nổi tiếng với bí quyết làm Gốm độc đáo đó là: Trần, Vượng, Nguyễn, Lê, Phạm.
  • Năm 1010, vua Lý Thái Tổ tiến hành dời đô về Đại La. Đánh một dấu mốc quan trọng trong những trang sử dài hàng nghìn năm của dân tộc. Phút chốc, trung tâm kinh tế và chính trị của nước ta dời về một địa điểm hoàn toàn khác biệt, xa cách với Hoa Lư. Điều này đã tác động vô cùng mạnh mẽ tới tình hình kinh tế chung của cả nước. Các làng nghề, phường xã kinh doanh lân cận Kinh đô mới, cũ cũng phải chịu không ít ảnh hưởng.
  • Nhận thấy chuyển biến không nhỏ của thời cuộc, 5 dòng họ của Làng Bình Bát đã quyết định di cư về Thăng Long tìm đất dựng nghiệp. Khi đến Bát Tràng, họ đã nhận ra ưu điểm của vùng đất tụ hội linh khí đất trời này. Cùng với dòng họ Nguyễn Ninh Tràng đang sinh sống tại đây, 6 dòng họ đã kết hợp để mở lò Gốm tên gọi Bạch Thổ Phường. Nghĩa là phường Đất trắng. Tên gọi này bắt nguồn từ chính loại đất sét trắng tinh, cao quý chuyên dùng làm Gốm của địa phương.
  • Sau đó, dòng chảy lịch sử tiếp tục với nhiều biến động.  Bạch Thổ Phường liên tiếp đón nhận những đợt người di cư tìm cuộc sống mới. Chỉ trong một thời gian ngắn, nó trở thành một trung tâm sản xuất đồ Gốm đông đúc, vô cùng nổi tiếng.

2. Mục đích ban đầu của người dân khi thành lập Bạch Thổ phường: Bạch Thổ Danh Sơn

  • Khi di cư về Thăng Long, 5 dòng họ nổi tiếng của Làng Bồ Bát hy vọng có thể giữ nguyên sự hưng thịnh của nghề Gốm truyền thống của mình. Do đó, họ không ngừng tìm kiếm những địa điểm có nguyên liệu tốt, và thuận tiện cho việc chuyên chở, kinh doanh và quảng bá sản phẩm làng nghề.
Bạch Thổ Danh Sơn: linh hồn Gốm Sứ truyền thống Đại Việt

Bạch Thổ Phường – Làng Bát Tràng ngày nay

  • Khi dừng lại tại Bát Tràng, họ đã kết hợp cùng với dòng họ Nguyễn Ninh Tràng bản địa. Chính nhờ dòng họ Nguyễn Ninh Tràng nắm rõ tình hình địa phương, Bạch Thổ Phường đã nhanh chóng được thành lập. Đó cũng là điều tất yếu để tồn tại và phát triển tại một vùng đất xa lạ.
  • Lúc đó, Bạch Thổ phường được thành lập để 6 dòng họ có thể liên kết, cùng nhau phát triển nghiệp xưa để lại. Sau này, nó thực sự là danh thơm của một vùng đất với những sản phẩm lẫy lừng, ghi đậm dấu ấn trong một chương rất dài của lịch sử của đất nước.

3. Bạch Thổ Danh Sơn: Nét vàng son khắc sâu vào lòng đất

  • Đình Bát Tràng được coi là một trong những danh thắng nổi bật của vùng đất này. Khi bước vào cửa chính của tòa đại bái trong đó, ta vẫn có thể thấy tấm Hoành phi ghi rõ 4 chữ “Bạch Thổ Danh Sơn”. Ý nghĩa về nguồn gốc của tấm Hoành phi này từ đâu?

a. Nguồn gốc của tên gọi Bạch Thổ Danh Sơn

  • Theo những tài liệu để lại, tên gọi Bạch Thổ Danh Sơn được vua Lý Thái Tổ ưu ái dành tặng cho vùng đất Bát Tràng.
  • Những ngày đầu tiên vua Lý dời đô, kinh thành mới vẫn còn rất thô sơ. Tất cả người dân đã đồng lòng giúp vua xây dựng thành mới khang trang. Bát Tràng khi ấy là Bạch Thổ Phường đã có công sản xuất loại gạch Vĩnh Ninh Trường chất lượng cao. Đó chính là nguyên liệu chính xây nên kinh thành Thăng Long lừng lẫy trong lịch sử của chúng ta.
  • Để ghi nhận công của Làng nghề Bát Tràng với việc thành lập kinh đô mới, nhà vua đã trao tặng 4 chữ “Bạch Thổ Danh Sơn”. Như một sự cảm kích trước những nghệ nhân làng nghề giàu bản sắc và tài năng ấy.
  • Sau đó, Bát Tràng cũng luôn là làng nghề nổi tiếng nhất trong lĩnh vực làm gốm tại nước ta. Các sản phẩm của địa phương được là một loại cống phẩm nổi tiếng, mang đậm dấu ấn lịch sử của từng thời kỳ trong lịch sử dân tộc

b. Ý nghĩa của tên gọi Bạch Thổ Danh Sơn

  • Bạch Thổ Danh Sơn vốn là một cụm từ nói lên niềm tự hào cũng như những cống hiến của người dân Bát Tràng xưa đối với lịch sử của dân tộc. Dịch nghĩa của nó là “Đất trắng vang danh núi sông”. Đó chính là cách đơn giản nhất để nói lên tầm ảnh hưởng của các sản phẩm gốm sứ đến từ nơi đây trong văn hóa, xã hội của nước Việt.

4. Tiêu chuẩn đánh giá đồ gốm sứ Bạch Thổ Danh Sơn

  • Không phải ngẫu nhiên mà đồ gốm sứ của Bát Tràng lại gắn liền với cái tên Bạch Thổ Danh Sơn. Ngoài việc nghiêm ngặt trong chọn lựa nguyên liệu, các nghệ nhân cũng đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe đối với thành phẩm gốm sứ.
  • Khi nói đến chất lượng đồ gốm sứ, người ta dựa vào tiêu chuẩn sau: Nhất dáng, nhì xương, tam men, tứ trí. Cùng tìm hiểu về những đặc điểm này nhé.

a. Nhất dáng

  • Tùy thuộc vào từng sản phẩm, hình dáng của đồ gốm có nhiều điểm khác biệt. Nhưng chúng chỉ xứng danh với 4 từ Bạch Thổ Danh Sơn khi thể hiện được sự hoàn mỹ về chất liệu cũng như cái hồn của sản phẩm. Nó được đánh giá bởi 2 yêu cầu chính: “Sự cân đối và hài hòa trong tạo hình” – “Nét trang trí độc đáo, tính thẩm mỹ”.
  • Đất sét trắng dùng làm đồ gốm thường được vò thật nhuyễn trước khi bắt đầu tạo hình. Người ta cho đất vào bàn xoay, vỗ cho đất dính thật chặt rồi liên tục kéo, nén để đất nhuyễn hoàn toàn. Đó là lúc bắt đầu quá trình đánh cử và ra hương tạo thành phẩm.
  • Do quy trình này, các sản phẩm của Bạch Thổ Phường từ xưa đến nay luôn nổi tiếng về sự hoàn hảo. Các đường nét đều đặn, tròn trịa được tạo hình sắc nét đến từng chi tiết. Ta có thể tìm thấy sự đối xứng tuyệt đối qua một trục của sản phẩm cả về thể thức, hình khối lẫn các chi tiết.
  • Chỉ cần một lỗi nhỏ trong quá trình tạo hình, nung khiến thành phẩm không hoàn mỹ, nó không còn xứng với tên gọi bạch thổ danh sơn nữa.

b. Nhì xương: Nguyên liệu

  • Đất sét trắng là nguyên liệu tuyệt vời nhất để làm đồ gốm sứ. Làng gốm Bát Tràng được 5 dòng họ nổi tiếng lựa chọn làm nơi dụng võ cũng bởi lý do này. Tuy nhiên, đến những năm đầu thế kỷ 18 thì mỏ đất sét của Bát Tràng đã hoàn toàn cạn kiệt.
  • Không lựa chọn cách di cư tìm nguồn nguyên liệu mới, người dân Bát Tràng vẫn trụ lại nơi đây. Đồng thời, đi tìm đất sét trắng từ các vùng lân cận. Họ đã tận dụng lợi thế giao thông để khai thác đất sét từ Hồ Lao, Trúc Thôn mang về sử dụng.
  • Đất hoàn hảo nhất để làm gốm phải đạt được những điều kiện sau:

– Có độ dẻo cao, khó tan trong nước.

– Đất có các hạt mịn màu trắng xám.

– Độ chịu lửa ở khoảng 1.650 độ C.

  • Để đánh giá chất đất, những người lành nghề thường dùng tay gõ nhẹ vào bề mặt đồ gốm để nghe tiếng. Đồ gốm sứ tốt sẽ có âm vang mà rất đanh.

c. Tam men

Men gốm chính là một lớp thủy tinh mỏng, chỉ dày từ 0,15 đến 0,4 mm phủ lên xương gốm sứ. Nó hình thành trong quá trình nung, giúp bề mặt sản phẩm sít đặc, nhẵn và rất bóng đẹp.

Dưới đây là những loại men nổi tiếng, đã được ghi nhận của các sản phẩm Bạch Thổ Danh Sơn.

  • Men lam: xuất hiện sớm nhất, vào khoảng thế kỷ 14. Nó thường được dùng để vẽ trang trí lên đồ gốm.
  • Men rạn: Đây là một loại men vô cùng đặc biệt. Nó được tạo nên nhờ lợi dụng được độ co giữa lớp men và xương gốm. Từ đó tạo ra những vết rạn có kích thước đa dạng. Loại men gốm này xuất hiện vào những năm giữa thế kỷ 19.
  • Men trắng: Chuyên được dùng để phủ lên bề mặt sản phẩm. Nó là lớp men chuyên dùng cho các bộ đồ ăn với độ an toàn cao.
  • Men nước dưa: Nhờ các loại đá khác nhau khi trộn men, nghệ nhân Bát Tràng đã tạo ra loại men có màu xanh rêu đặc sắc. Xuất hiện vào thế kỷ 14, nó thường được dùng để trang trí cho các sản phẩm đậm chất nghệ thuật.
  • Men nâu: Là loại men xuất hiện khá sớm. Nó thường được dùng để trang trí các hoạt tiết nổi. Hiện nay men nâu đã được người dân Bát Tràng chuyển thành một loại men bóng với tên gọi men da lươn.

Các sản phẩm Bạch thổ danh sơn hầu hết đều được phủ bằng 5 loại men này. Nó cũng cần có sự hài hòa giữa các chi tiết, màu sắc để tạo nên cái hồn của sản phẩm.

d. Tứ trí

Không chỉ đẹp, đồ gốm sứ Bạch thổ danh sơn còn phải thể hiện được trí tuệ của con người. Thông thường, đồ gốm thường được trang trí gợi nhớ đến các tích cổ khác nhau. Cũng có khi, ta tìm thấy trong đó xu hướng nghệ thuật của từng thời kỳ.

5. Gốm Bạch Thổ Danh Sơn: Những nét huy hoàng còn mãi

Rất khó để trở thành một sản phẩm gốm sứ hoàn mỹ xứng với tên gọi Bạch thổ danh sơn của Bát Tràng. Hiện tại, chúng ta ghi nhận những sản phẩm dưới đây còn xứng với danh thơm này.

a. Ấm tích vuốt tay đắp nổi cá chép vượt vũ môn

  • Đây là một trong những tuyệt phẩm thủ công của làng nghề Bát Tràng. Không chỉ có nước men đẹp, nó còn sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo đến từng chi tiết. Lớp men nước dưa phủ ngoài khiến sản phẩm thêm hoàn thiện.
  • Chiếc ấm tích vuốt tay là một sản phẩm tuyệt vời, đủ sức kể một câu chuyện hay trong văn hóa của nước Việt.

b. Lục bình đắp nổi

Bạch Thổ Danh Sơn: linh hồn Gốm Sứ truyền thống Đại Việt Lộc Bình Gốm Sứ Bát Tràng đắp nổi hoa văn trên nền men rạn cổ truyền

  • Hoa văn thường thấy nhất trên sản phẩm này là đôi rồng cuộn. Sản phẩm được làm thủ công hoàn toàn, rất phù hợp với những không gian đậm chất cổ xưa. Sản phẩm có nhiều màu sắc, tuy nhiên được ưa thích nhất vẫn là loại sử dụng men lam cổ điển.

c. Chóe vuốt tay đắp nổi

  • Chóe thường được người xưa sử dụng trong trưng bày hoặc thờ cúng. Sản phẩm của bát Tràng hướng đến một nét tâm linh cổ xưa của dân tộc. Những sản phẩm Bạch Thổ danh sơn thật sự đều được đắp tay hoàn toàn với những đường nét vô cùng tinh xảo, cân đối. Khiến chúng ta chỉ cần nhìn vào đó cũng đủ thấy được cả một câu chuyện trong văn hóa dân gian Việt Nam.

d. Đĩa gốm sứ trang trí

Những chiếc đĩa gốm sứ được vẽ tay hoa văn mô tả tích cá chép chơi trăng là một vật trang trí tuyệt vời. Đặc biệt hơn khi nó thực sự là sản phẩm hoàn mỹ của làng Bát Tràng nổi danh thế giới.

Bạch Thổ Danh Sơn: linh hồn Gốm Sứ truyền thống Đại ViệtNhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, nét sáng tạo độc đáo được ứng dụng vào Gốm Sứ Bát Tràng

              

e. Ông bình vôi 

Nghe kỳ lạ nhưng món đồ này từng có mặt ở khắp mọi nơi. Nó thường được dùng để đựng vôi têm trầu. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như phong cách, chủ nhân sẽ lựa chọn sản phẩm có phong cách, màu sắc trang trí khác nhau.

Bạch Thổ Danh Sơn: linh hồn Gốm Sứ truyền thống Đại ViệtNhững sản phẩm tuy nhỏ, những lại mang những ý nghĩa vô cùng lớn

Tại Bạch Thổ phường năm xưa, những chiếc bình vôi men lam luôn được ưa thích nhất. Nó phù hợp với nhiều không gian, phong cách trang trí khác nhau.

Ngoài ra còn rất nhiều những sản phẩm Gốm Sứ độc đáo, mà chúng tôi sẽ không thể kể hết trong giới hạn bài viết. Mời các bạn tiếp tục theo dõi những bài viết của chúng tôi để hiểu thêm về những món đồ yêu thích mang đầy tính nghệ thuật này.

(Đoàn Quang)

Gốm Sứ Bát Tràng Mall Sưu tầm

.
.
.
.